- MỤC TƯ VẤN
- 외국인노동자와 함께 하는 WORK IN KOREA
Các nội dung khác
CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
Trong thời gian thử việc tôi không nhận được tiền làm thêm. Vậy tôi có được nhận tiền làm thêm này không?
Công nhân mới vào làm để có thời gian học việc thì sẽ cần 3 tháng thử việc, Trong thời gian thử việc sẽ nhận được 90% tiền lương tối thiểu. Trong thời gian thử việc nếu làm thêm, làm đêm, làm vào ngày nghỉ có lương thì được áp dụng theo đúng quy định luật tiêu chuẩn lao động. Trong thời gian thử việc nếu công ty có 5 người trở xuống thì tiền làm thêm chỉ được áp dụng 50%.
Nghỉ phép tôi dự định sẽ về Việt Nam. Vậy tôi có phải khai báo với Phòng quản lý xuất nhập cảnh không?
Người lao động nước ngoài nếu vẫn còn thời hạn lưu trú mà về nước tạm thời thì khi xuất cảnh hoặc nhập cảnh lại HQ không cần phải khai báo vì Luật cấp tái nhập cảnh đã được miễn (bãi bỏ).
Nhưng phải được sự đồng ý của chủ sử dụng và phải về nước sang lại đúng với thời gian chủ sử dụng đã cho phép
Tôi là một người Việt Nam đang làm việc ở một nhà máy sản xuất. Chủ nhà máy yêu cầu làm thêm vào cuối tuần, tôi từ chối nên bị đuổi việc. Vậy giải pháp nào là tốt nhất cho tôi?
Điều 30 Luật tiêu chuẩn lao động quy định, người sử dụng lao động không không được sa thải, cho nghỉ việc, đình chỉ công việc, thay đổi công việc, giảm lương hoặc các hình thức xử phạt khác đối với người lao động mà không co lý do chính đáng.
Ngoài thời gian lao động do pháp luật quy định, thì việc tăng ca có thể tiến hành khi có sự thỏa thuận giữa chủ nhà máy và người lao động. Và chủ nhà máy không thể đuổi việc người lao động với lý do người lao động từ chối làm thêm.
Nếu bị đuổi việc với lý do từ chối làm thêm vào cuối tuần do chủ nhà máy yêu cầu là bất hợp lý. Trong trường hợp này, anh (chị) có thể làm Bản tường trình và nộp lên Ủy ban lao động nhờ trợ giúp. Và có thể tiến hành kiện ra tòa án để xác nhận việc sa thải vô hiệu lực.
Những yêu cầu để được bảo vệ quyền lợi này khôn gliên quan đến việc hủy bỏ hợp đồng tuyển dụng nhưng nếu trong trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc tại nhà máy đó nữa thì có thể làm “Đơn xin thay đổi nhà máy làm việc” cho Trung tâm an toàn tuyển dụng và sẽ được phép thay đổi nhà máy
Tôi là một người Việt Nam đang làm việc tại Daejoen. Cách đây 2 ngày tôi bị bệnh và xin nghỉ làm ngày hôm đó. Hôm qua tôi đã đi làm lại nhưng giám đốc đã mắng tôi là tại sao vắng mặt không đi làm và đồng thời dùng tay đấm vào mặt tôi. Tôi bị sưng mặt và bị lung lay mấy chiếc răng. Trường hợp như trên tôi có nhận được tiền bồi thường không?
Luật tiêu chuẩn lao động quy định chủ nhà máy không được có hành vi hành hung, đánh đập người lao động trong mọi trường hợp.
Trong trường hợp này, việc thỏa thuận hòa giải với chủ nhà máy là biện pháp tốt nhất. Nhưng nếu việc thỏa thuận với chủ nhà máy không thành thì phải dựa vào biện pháp hình sự.
Anh (chị) hãy nộp lên Văn phòng Bộ lao động những giấy tờ liên quan đến thương tật của anh (chị), Bản tường trình rõ ràng về sự việc xãy ra với chủ nhà máy như thế nào. Sau đó Văn phòng Bộ lao động sẽ mời anh (chị) (người bị hại) và người gây hại (chủ nhà máy) lên để thẩm vấn và tiến hành điều tra. Quá trình này cũng sẽ có thể mang lại những kết quả thỏa thuận hợp lý.
Nếu quá trình này không mang lại sự thỏa thuận hợp lý thì chủ nhà máy sẽ bị khởi tố và người lao động chỉ có cách là kiện ra tòa để nhờ pháp luật can thiệp đòi chủ nhà máy bồi thường thiệt hại
Nhưng quá trình kiện tụng ra tòa sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và thủ tục giấy tờ phức tạp nên nếu như có thể thì nên giải quyết theo hướng hòa giải thỏa thuận với nhau.
Để làm chứng minh thư người nước ngoài tôi đã đưa hộ chiếu cho chủ sử dụng và cùng đi đến Phòng xuất nhập cảnh để khai báo. Chứng minh thư người nước ngoài đã được cấp nhưng chủ sử dụng không đưa hộ chiếu và CMNNN cho tôi. Vậy chủ sử dụng có quyền giữ các giấy tờ đấy không ?
Chủ sử dụng không được quyền giữ Hộ chiếu hoặc CMNNN nếu không có sự ủy thác của người lao động. Nhưng nếu chủ sử dụng vẫn cố tình giữ HC hoặc CMNNN là vi phạm nhân quyền và đã làm trái với điều Luật quản lý xuất nhập cảnh. Người lao động nước ngoài yêu cầu chủ sử dụng đưa lại Hộ chiếu và CMNNN rồi tự bảo quản lấy các giấy tờ trên.
Người lao động nước ngoài đã được gia hạn thời gian cư trú và làm việc thêm 1 năm, vậy thì ai là người đủ điều kiện đăng ký và phải đăng ký như thế nào ?
Lao động nước ngoài đi làm việc tại Hàn Quốc theo 「Luật liên quan tới tuyển dụng lao động nước ngoài」(Visa E-9, H-2) hết hạn hợp đồng (3 năm hoặc 4 năm 10 tháng) trong khoảng thời gian từ ngày 13.4.2021(ngày bắt đầu thi hành luật sửa đổi) ~ 31.12.2021
-
- Trong số lao động nước ngoài (E-9) đã được gia hạn thời gian làm việc 50 ngày và hết hạn trong khoảng thời gian từ ngày 13.4.21~31.12.21 cũng thuộc đối tượng được áp dụng
- Dự kiến gia hạn đồng nhất cho tất cả lao động nước ngoài và chủ sử dụng lao động, mà không cần đăng ký
Tuy nhiên, chủ sử dụng phải gia hạn thời hạn của hợp đồng ký với người lao động nước ngoài và phải đăng ký gia hạn thời gian cấp phép